Chuyện thứ nhất:
Mấy ngày nay, cứ chiều tối nào thì người phụ nữ xe đẩy bán toàn chuối
& dưa hấu đứng trước căn nhà thuê của mình mà réo: "Anh Hai, Anh Ba,
Anh Tư ơi... ủng hộ dùm em vài trái dưa hấu...". Đương nhiên, mình thì
chẳng bao giờ dám tin vào những người bán trái cây dạo từ lâu rồi. Hết
10 xe đẩy bán dạo thì 10 xe luôn cân thiếu trọng lượng thực tế, mua 1
kílô thì về nhà cân lại, mất đi 3 lạng. Thế là trong mình bắt đầu tồn
tại cái quan niệm & ác cảm rằng xe bán dạo luôn cân thiếu. Vì vậy,
khi mua hàng thì nên trả giá thật thấp so với thực tế là vừa, để khi
cân, nếu có thiếu hụt thì giá mua thấp bù lại. Cái chiêu này là do bà
già mình dạy sau mấy lần mình bị lường gạt vì mua không trả giá &
tin vào bọn bán xe đẩy dạo.
Chả là mình thích ăn dưa hấu, nên buổi chiều nọ, khi người phụ nữ này đẩy xe qua trước nhà, mình mua giúp mấy trái dưa mà không hỏi giá cả. Người phụ nữ này có một bộ dạng hơi thấp, tròn, nước da ngăm đen vì bươn chải trong mưa nắng, đôi mắt mà trong thơ văn người ta gọi là "đôi mắt bồ câu, con đậu con bay", nhìn vào là thấy toát lên sự gian xảo trong buôn bán.
Trả tiền xong, mình dượm bước đi, nhưng nhớ chực điều gì nên quay lại bảo người phụ nữ : "Tôi không trả giá, vì thế chị nên cân đầy đủ cho tôi. Xe đẩy thì ai cũng cân thiếu hết! Tôi bị gạt nhiều nên giờ sợ lắm rồi đấy nhé!". Người phụ nữ nhoẻn miệng cưới: "Đấy, đó là những con sâu làm rầu nồi canh đấy anh ạ. Riết rồi, canh toàn là sâu chứ không phải một, hai con nữa. Những người bán xe đẩy như tụi em bị mang tiếng hết. Em cam đoan với anh là phần của anh vừa mua là đầy đủ trọng lượng". Thực ra, mình cũng chẳng muốn đôi co gì một vài lạng cân thiếu, nên nói đùa với vẻ mặt nghiêm nghị: "Thật không? Tôi vào lấy cân ở nhà tôi, cân lại nhé!" rồi quay trở vào trong nhà. Hơn 10 phút sau, mình trở ra vẫn thấy người phụ nữ vẫn đứng đó, không bán cho ai khác mà hình như đang chờ đợi một điều gì đó. Mình ngạc nhiên hỏi "Tôi trả tiền cho chị rồi mà?". Khuôn mặt người phụ nữ rạng rỡ: "Dạ không! Anh nói anh vào nhà cân lại nên em đứng chờ anh ra xác nhận xem em có cân thiếu hay không? Cây ngay đâu có sợ chết đứng đâu anh."
Rồi người phụ nữ tỉ tê: "Em cũng nhờ chiếc xe đẩy này mà trả nợ được cho ba má em đó. Hồi xưa ba má em thiếu nợ người ta nhiều lắm. Rồi nhiều năm nay, đẩy chiếc xe này đi bán trái cây theo mùa mà không dám cân thiếu cho người ta đâu. Nhờ ơn trên mà em bây giờ trả được nợ, cuộc sống đỡ hơn nên không có dám ăn gian của người ta. Buôn bán cũng cần phải có tí đạo đức chứ...".
Trước khi đẩy chiếc xe trái cây đi bán tiếp, người phụ nữ ném lại cho mình một cái nhìn mình mà như nhìn một ai khác: "Tui biết tui xấu như thế này, chứ tâm tui tốt lắm đó". Cái nhìn chân chất, thật thà ngược lại với cái ngoại hình xù xì gai góc vỗn dĩ khiến người ta dễ đánh giá.
Quay trở vào trong nhà, bất giác thảy mớ trái cây lên cân lại... Vậy là sự đánh mất niềm tin ở con người của mình là đúng hay sai nhỉ?
Chuyện thứ hai:
Chiều nay, trên đường đi làm về vẫn tạt vào cái quán mì mình hay ăn bỗng dưng thấy là lạ. Hình như có một không khí khác dù quán không đông người, nhộn nhịp hẳn ra dù lèo tèo chỉ có 2, 3 khách.
Quán không đông người nhưng có một số người ngồi phía cuối quán hình như không phải đang ăn, mà đang quây quần làm gì đó. Mặc! mình nhìn bà chủ quán, bà tự động hiểu mình cần ăn món gì trong hàng chục loại mì bà đang bán.
Ô chao, sao hôm nay bà lại ăn mặc "pro" thế kia? Tạp dề sạch sẽ, tay mang bao tay nylon của những người đầu bếp, đầu tóc thì búi gọn gàng & đội một nón vải như những công nhân trong các phân xưởng, nhà máy may mặc, để khi làm việc không bị máy quấn tóc. Nhìn lên bàn, những cái "bánh quẩy" dành cho khách gọi thêm được bao bọc nylon cẩn thận tránh ruồi nhặng... Ah, còn nữa! Đội ngũ phục vụ của bà cũng giống như bà, ăn mặc tươm tất ghê nhỉ, sạch sẽ ghê nhỉ? Ai cũng mang bao tay dù không làm gì... Rồi tô mì được bưng ra được đặt trên một cái đĩa to cẩn thận...(???). Thường ngày, mình nhớ là đâu có cái vụ có cái đĩa lót này nhỉ? Rồi con bé bưng bê cẩn thận, nhẹ nhàng đặt tô mì trước mặt mình. Trong khi hàng ngày, tô mì được bưng bằng một tay, tô mì nghi ngút khói đôi khi còn được khuyến mãi thêm ngón tay cái của con bé đó nữa.
Quan sát một hồi, thì ra là hôm nay có đội kiểm dịch vệ sinh thực phẩm xuống quán kiểm tra. Té ngữa ra, thì ra là mọi thứ được chuẩn bị để đối phó với đội kiểm dịch này. Sau khi lấy mẫu kiểm tra họ ra về, nghe loáng thoáng đâu thì hình như quán vẫn chưa đạt được mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Họ đi rồi, bà chủ ngoe nguẩy từ ngoài đi vào, miệng cười toe toét thông báo với các nhân viên phục vụ: "Chưa đạt! Hehehe, nó sẽ kiểm lại vào tuần sau đó. Thôi, thay đồ ra rồi làm việc tiếp đi..."
Choáng! Vậy là mấy năm trời nay mình ăn uống không hợp vệ sinh sao trời? Chuyện vệ sinh thực phẩm trong buôn bán chỉ là để đối phó thôi sao? Hehehe, mà cái đội kiểm dịch vệ sinh thực phẩm này, tại bà chủ quán chẳng đưa mấy ngài phong bì lót tay nên mới kết quả không đạt. Chứ cái kết quả vệ sinh đó, đáng giá vài trăm nghìn thôi mà...
Rồi đây, không biết mình còn dám can đảm ăn ở quán này nữa không ta? Hay là không ăn quán này thì ăn quán khác mất vệ sinh hơn?... Thôi kệ, chắc trời kêu ai nấy dạ nhỉ? Chứ cố tránh vỏ dưa rồi thì cũng sẽ gặp vỏ dừa.
Chuyện thứ ba, thứ tư, thứ năm:
Dạo gần đây, báo chí ồn ào chuyện nước tương chứa 3-MCPD, hành khách máy bay kiện hãng máy bay vì không phục vụ người tàn tật, rồi tái chế nhựa từ rác y tế phế thải... mới thấy cái đạo đức trong kinh doanh ngày càng xuống cấp trầm trọng. Mà cái đạo đức ấy, hình như phụ thuộc vào cái người lãnh đạo của cơ quan chứ nhỉ?
Mình cũng làm kinh doanh nè, kinh doanh nhan(g)... sắc. Hehehe, hổng biết có tí xíu đạo đức nào hông ta?![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_vnRUPCNJcXJ4wtXL-iO_G_xwz-aO2FO1tFw4Yy14hoErawAXvmu9IdV6fEIyT78uJwjl49_GT61ITwFTy7NRDd_593VLTQoH8h3xpzi6c4zlH3LZq_vQmiu7BXtw=s0-d)
![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_uRxOUnuo13I1HUO1ibpCtqzGJRc7q0adVkzjVIkAYjODPQ-0k3aBbIuunVUykZNRcExx9BMFHpiYnkIqG941v3GOrVdv-QQR5hHIySXgcZhROrpX76JXEp7db1BA=s0-d)
Chả là mình thích ăn dưa hấu, nên buổi chiều nọ, khi người phụ nữ này đẩy xe qua trước nhà, mình mua giúp mấy trái dưa mà không hỏi giá cả. Người phụ nữ này có một bộ dạng hơi thấp, tròn, nước da ngăm đen vì bươn chải trong mưa nắng, đôi mắt mà trong thơ văn người ta gọi là "đôi mắt bồ câu, con đậu con bay", nhìn vào là thấy toát lên sự gian xảo trong buôn bán.
Trả tiền xong, mình dượm bước đi, nhưng nhớ chực điều gì nên quay lại bảo người phụ nữ : "Tôi không trả giá, vì thế chị nên cân đầy đủ cho tôi. Xe đẩy thì ai cũng cân thiếu hết! Tôi bị gạt nhiều nên giờ sợ lắm rồi đấy nhé!". Người phụ nữ nhoẻn miệng cưới: "Đấy, đó là những con sâu làm rầu nồi canh đấy anh ạ. Riết rồi, canh toàn là sâu chứ không phải một, hai con nữa. Những người bán xe đẩy như tụi em bị mang tiếng hết. Em cam đoan với anh là phần của anh vừa mua là đầy đủ trọng lượng". Thực ra, mình cũng chẳng muốn đôi co gì một vài lạng cân thiếu, nên nói đùa với vẻ mặt nghiêm nghị: "Thật không? Tôi vào lấy cân ở nhà tôi, cân lại nhé!" rồi quay trở vào trong nhà. Hơn 10 phút sau, mình trở ra vẫn thấy người phụ nữ vẫn đứng đó, không bán cho ai khác mà hình như đang chờ đợi một điều gì đó. Mình ngạc nhiên hỏi "Tôi trả tiền cho chị rồi mà?". Khuôn mặt người phụ nữ rạng rỡ: "Dạ không! Anh nói anh vào nhà cân lại nên em đứng chờ anh ra xác nhận xem em có cân thiếu hay không? Cây ngay đâu có sợ chết đứng đâu anh."
Rồi người phụ nữ tỉ tê: "Em cũng nhờ chiếc xe đẩy này mà trả nợ được cho ba má em đó. Hồi xưa ba má em thiếu nợ người ta nhiều lắm. Rồi nhiều năm nay, đẩy chiếc xe này đi bán trái cây theo mùa mà không dám cân thiếu cho người ta đâu. Nhờ ơn trên mà em bây giờ trả được nợ, cuộc sống đỡ hơn nên không có dám ăn gian của người ta. Buôn bán cũng cần phải có tí đạo đức chứ...".
Trước khi đẩy chiếc xe trái cây đi bán tiếp, người phụ nữ ném lại cho mình một cái nhìn mình mà như nhìn một ai khác: "Tui biết tui xấu như thế này, chứ tâm tui tốt lắm đó". Cái nhìn chân chất, thật thà ngược lại với cái ngoại hình xù xì gai góc vỗn dĩ khiến người ta dễ đánh giá.
Quay trở vào trong nhà, bất giác thảy mớ trái cây lên cân lại... Vậy là sự đánh mất niềm tin ở con người của mình là đúng hay sai nhỉ?
Chuyện thứ hai:
Chiều nay, trên đường đi làm về vẫn tạt vào cái quán mì mình hay ăn bỗng dưng thấy là lạ. Hình như có một không khí khác dù quán không đông người, nhộn nhịp hẳn ra dù lèo tèo chỉ có 2, 3 khách.
Quán không đông người nhưng có một số người ngồi phía cuối quán hình như không phải đang ăn, mà đang quây quần làm gì đó. Mặc! mình nhìn bà chủ quán, bà tự động hiểu mình cần ăn món gì trong hàng chục loại mì bà đang bán.
Ô chao, sao hôm nay bà lại ăn mặc "pro" thế kia? Tạp dề sạch sẽ, tay mang bao tay nylon của những người đầu bếp, đầu tóc thì búi gọn gàng & đội một nón vải như những công nhân trong các phân xưởng, nhà máy may mặc, để khi làm việc không bị máy quấn tóc. Nhìn lên bàn, những cái "bánh quẩy" dành cho khách gọi thêm được bao bọc nylon cẩn thận tránh ruồi nhặng... Ah, còn nữa! Đội ngũ phục vụ của bà cũng giống như bà, ăn mặc tươm tất ghê nhỉ, sạch sẽ ghê nhỉ? Ai cũng mang bao tay dù không làm gì... Rồi tô mì được bưng ra được đặt trên một cái đĩa to cẩn thận...(???). Thường ngày, mình nhớ là đâu có cái vụ có cái đĩa lót này nhỉ? Rồi con bé bưng bê cẩn thận, nhẹ nhàng đặt tô mì trước mặt mình. Trong khi hàng ngày, tô mì được bưng bằng một tay, tô mì nghi ngút khói đôi khi còn được khuyến mãi thêm ngón tay cái của con bé đó nữa.
Quan sát một hồi, thì ra là hôm nay có đội kiểm dịch vệ sinh thực phẩm xuống quán kiểm tra. Té ngữa ra, thì ra là mọi thứ được chuẩn bị để đối phó với đội kiểm dịch này. Sau khi lấy mẫu kiểm tra họ ra về, nghe loáng thoáng đâu thì hình như quán vẫn chưa đạt được mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Họ đi rồi, bà chủ ngoe nguẩy từ ngoài đi vào, miệng cười toe toét thông báo với các nhân viên phục vụ: "Chưa đạt! Hehehe, nó sẽ kiểm lại vào tuần sau đó. Thôi, thay đồ ra rồi làm việc tiếp đi..."
Choáng! Vậy là mấy năm trời nay mình ăn uống không hợp vệ sinh sao trời? Chuyện vệ sinh thực phẩm trong buôn bán chỉ là để đối phó thôi sao? Hehehe, mà cái đội kiểm dịch vệ sinh thực phẩm này, tại bà chủ quán chẳng đưa mấy ngài phong bì lót tay nên mới kết quả không đạt. Chứ cái kết quả vệ sinh đó, đáng giá vài trăm nghìn thôi mà...
Rồi đây, không biết mình còn dám can đảm ăn ở quán này nữa không ta? Hay là không ăn quán này thì ăn quán khác mất vệ sinh hơn?... Thôi kệ, chắc trời kêu ai nấy dạ nhỉ? Chứ cố tránh vỏ dưa rồi thì cũng sẽ gặp vỏ dừa.
Chuyện thứ ba, thứ tư, thứ năm:
Dạo gần đây, báo chí ồn ào chuyện nước tương chứa 3-MCPD, hành khách máy bay kiện hãng máy bay vì không phục vụ người tàn tật, rồi tái chế nhựa từ rác y tế phế thải... mới thấy cái đạo đức trong kinh doanh ngày càng xuống cấp trầm trọng. Mà cái đạo đức ấy, hình như phụ thuộc vào cái người lãnh đạo của cơ quan chứ nhỉ?
Mình cũng làm kinh doanh nè, kinh doanh nhan(g)... sắc. Hehehe, hổng biết có tí xíu đạo đức nào hông ta?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét