Hồi sáng, ông Sáu bên cạnh nhà qua chào tạm biệt mọi người mà khiến ai cũng nức nở. Sao mà không nức nở được chứ. Bà ngoại mình thì đã hơn 80 năm bám trụ ở đây, mảnh đất ăn sâu vào tâm thức của bà còn hơn máu thịt nữa. Còn ông Sáu thì cũng hơn 70 năm làm hàng xóm với bà. Hơn 70 năm tối lửa tắt đèn có nhau, trong 70 năm biết bao nhiêu biến cố xảy đến cho cả 2 gia đình. Thế mà, hai gia đình chưa một lần lớn tiếng, chưa một lần cảm thấy phiền nhau.
Hai ông bà ngồi khóc, kể lại nhau nghe những chuyện của ngày xưa, từ cái thời ông ngoại bị địch truy quét phải qua nhà ông Sáu, trốn dưới hầm lánh nạn. Ở nhà, bà ngoại bị bọn lính của tụi Bãy Viễn hạnh hoẹ, "tặng" cho bà vài cái bạt tay vì dám dấu chồng. Bảy Viễn, cái tên của nhân vật chính trong phim "Người Bình Xuyên" được đưa lên truyền hình là một tay giang hồ ngày xưa với đầy nghĩa khí, anh hùng... Một lần, bà xem trên ti vi thấy nói về hắn, bà bĩu môi..." Thằng này ngày xưa, cũng là tên cướp cạn, theo chân địch đi lùng sục & bắt Việt Minh. Vậy mà lịch sử lại khen ngợi hắn. Cũng thật là tức cười! "
Rồi hơn mấy chục năm, hai gia đình sống trong đầm ấm. Con cháu hai nhà vẫn thỉnh thoảng chơi với nhau rồi đánh nhau. Cả 2 gia đình đều lôi cháu của mình về nhà mà đánh. Dạy dỗ cho con cháu mình phải biết tôn trọng gia đình bên kia... Hồi nhỏ mình tức lắm!Tức thì tức, chứ đánh nhau với cháu nhà ông Sáu, mà đứa nào hăm doạ qua méc Bà Mười hay Ông Sáu, là đứa kia sếp re ngay, có phần nhường nhịn đối phương một chút. Chứ nếu mà nó méc thiệt, mình ăn đòn chứ chẳng chơi & ngược lại...
Hai gia đình, chẳng phải là ruột thịt nhưng thân hơn cả ruột thịt. Bà mình thì sống từ nhỏ đến lớn ở đây, gốc gác gia đình cũng ở đây... nên ngày xưa, gia đình có ruộng đất cò bay muốn gãy cánh. Theo lời bà kể, ngày xưa ông cố bà cố ở đây, chốn đồng không mông quạnh, chung quanh là mấy cái đìa cá, xa hơn tí là ruộng lúa mênh mông. Ba mẹ của ông Sáu quê ở Miền Đông, chạy giặc rồi lưu lạc vào đất Gia Định này & tá túc lại đây. Ông cố, bà cố mình cho một miếng đất cạnh bên cất nhà. Ngày xưa đất bao la là vậy, giờ mà còn đất như thế, chắc mình cũng thành đại gia rồi. Hehehe.
Rồi bà mình được sinh ra, vài năm sau đó thì ông Sáu ra đời. Chẳng hiểu trong mười mấy anh em của bà mình & bảy tám chị em của ông Sáu, chỉ có bà mình là chơi thân với ổng. Chơi thân đến nỗi anh em của bà mình đi tứ tán, tập kết ra Bắc đánh giặc, chị em ông Sáu cũng lên đường lần lượt theo chồng... Thế mà chỉ còn bà mình & ông Sáu ở lại trên mảnh đất này.
Rồi từng cái kỷ niệm lần lượt được nhắc lại trong nước mắt, trong tiếng nấc của một bà lão hơn 80 và một ông lão hơn 70. Bà lập gia đình với ông ngoại, là một Việt Minh sừng sỏ của thời bấy giờ, trong lúc ông Sáu chỉ là một cậu bé hơn 10 tuổi. Dì Hai, Dì Ba, má mình, Dì Năm, Cậu Sáu, Cậu Bảy & Dì Út lần lượt ra đời. Bà một mình nuôi con để chồng đi làm cách mạng... Thỉnh thoảng, ông ngoại về thăm nhà, bị lính Bảy Viễn lùng sục, ông chạy qua nhà ông Sáu trú trong hầm bí ẩn. Cái hầm coi vậy mà đã tồn tại hơn 40 năm, thi thoảng... mấy đứa nhỏ tụi mình chơi cút bắt lại leo xuống đó trốn.
Một lần, trên đường về nhà thăm vợ con thì ông ngoại bị địch bắn chết ngoài đồng trống, ông Sáu cùng bà hớt hơ hớt hải chạy ra đồng kiếm xác chồng. Hai chị em phải chờ trời tối mới dám mang xác ông ngoại về nhà & chôn cất sau vườn bằng nấm mộ không dám đề tên. Sau này giải phóng, hài cốt của ông ngoại mới được mang vào nghĩa trang liệt sĩ để Tổ Quốc ghi công.
Cũng may, ông Sáu chân bị tật nên không bị bắt lính. Từ đó, hai gia đình cứ nương tựa nhau mà sống. Nhà nào có đám, nhà kia cũng cử hết thành viên của gia đình mình qua phụ... Nên vì thế, con cái trong gia đình cũng trở thành thân thiết tự lúc nào. Chỉ có thế hệ thứ 3, là cỡ tụi mình trở xuống... là chơi thân với nhau rồi đánh nhau chí choé. Nên đứa nào cũng bị ăn đòn tơi tả, chắc có lẽ vì cái tội "dám làm phá vỡ tình thân của 2 gia đình hồi xưa tới giờ".
Ấy vậy mà giờ sắp phải chia tay. Bà mình nói trong nước mắt: "Tôi có còn sống được bao nhiêu lâu nữa đâu, đâu có ngờ mình phải dọn nhà. Mà bây giờ ở trong thế kẹt này, phải dọn đi. Chứ tôi cũng xót lắm chứ chú Sáu!". Còn ông Sáu thì ràn rụa " Chẳng biết em sẽ chết trước chị hay chị đi trước em, nhưng mà thế nào đi nữa, chị có bề gì thì em cũng là người biết sau. Chị còn ở đây thì em mới lo cho chị được...."
Tiếng nấc của người già lúc nào cũng thảm hơn tiếng nấc của người trẻ. Người càng già thì càng cô đơn... vì thế, mất một mối quan hệ tình thân ruột thịt, như là một nhát cắt vào tim của họ....
Dắt xe đi làm mà chân mình cảm thấy nằng nặng. Tự nhủ: Uh, 30 năm mà còn lưu luyến thế, huống hồ gì hơn 80 năm.....
Dọn nhà, đâu phải sợ cực nhọc vì dọn.... mà cái khiến mình nằng nặng mấy hôm nay, đó là cái cảm giác phải xa nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ngày xưa còn những dòng sông, nơi cây bần ổi thỉnh thoảng trái rụng như nhát ma bọn trẻ nhỏ, nơi có hàng cây mắm ai cũng đồn có con ma "vú dài", nơi những hàng dừa mà người lớn ngày xưa nói ban đêm thỉnh thoảng gặp thằng Tây đầu máu me bị bắn chết đang ngồi hút thuốc.... Dù, mọi thứ đã qua lâu lắm rồi, đường sá giờ đô thị hoá nhanh chóng. Nhưng được ở trên mảnh đất này, thì ký ức của ngày xưa vẫn luôn là một phần máu thịt, vẫn chảy trong huyết quản hằng ngày.
Hai ông bà ngồi khóc, kể lại nhau nghe những chuyện của ngày xưa, từ cái thời ông ngoại bị địch truy quét phải qua nhà ông Sáu, trốn dưới hầm lánh nạn. Ở nhà, bà ngoại bị bọn lính của tụi Bãy Viễn hạnh hoẹ, "tặng" cho bà vài cái bạt tay vì dám dấu chồng. Bảy Viễn, cái tên của nhân vật chính trong phim "Người Bình Xuyên" được đưa lên truyền hình là một tay giang hồ ngày xưa với đầy nghĩa khí, anh hùng... Một lần, bà xem trên ti vi thấy nói về hắn, bà bĩu môi..." Thằng này ngày xưa, cũng là tên cướp cạn, theo chân địch đi lùng sục & bắt Việt Minh. Vậy mà lịch sử lại khen ngợi hắn. Cũng thật là tức cười! "
Rồi hơn mấy chục năm, hai gia đình sống trong đầm ấm. Con cháu hai nhà vẫn thỉnh thoảng chơi với nhau rồi đánh nhau. Cả 2 gia đình đều lôi cháu của mình về nhà mà đánh. Dạy dỗ cho con cháu mình phải biết tôn trọng gia đình bên kia... Hồi nhỏ mình tức lắm!Tức thì tức, chứ đánh nhau với cháu nhà ông Sáu, mà đứa nào hăm doạ qua méc Bà Mười hay Ông Sáu, là đứa kia sếp re ngay, có phần nhường nhịn đối phương một chút. Chứ nếu mà nó méc thiệt, mình ăn đòn chứ chẳng chơi & ngược lại...
Hai gia đình, chẳng phải là ruột thịt nhưng thân hơn cả ruột thịt. Bà mình thì sống từ nhỏ đến lớn ở đây, gốc gác gia đình cũng ở đây... nên ngày xưa, gia đình có ruộng đất cò bay muốn gãy cánh. Theo lời bà kể, ngày xưa ông cố bà cố ở đây, chốn đồng không mông quạnh, chung quanh là mấy cái đìa cá, xa hơn tí là ruộng lúa mênh mông. Ba mẹ của ông Sáu quê ở Miền Đông, chạy giặc rồi lưu lạc vào đất Gia Định này & tá túc lại đây. Ông cố, bà cố mình cho một miếng đất cạnh bên cất nhà. Ngày xưa đất bao la là vậy, giờ mà còn đất như thế, chắc mình cũng thành đại gia rồi. Hehehe.
Rồi bà mình được sinh ra, vài năm sau đó thì ông Sáu ra đời. Chẳng hiểu trong mười mấy anh em của bà mình & bảy tám chị em của ông Sáu, chỉ có bà mình là chơi thân với ổng. Chơi thân đến nỗi anh em của bà mình đi tứ tán, tập kết ra Bắc đánh giặc, chị em ông Sáu cũng lên đường lần lượt theo chồng... Thế mà chỉ còn bà mình & ông Sáu ở lại trên mảnh đất này.
Rồi từng cái kỷ niệm lần lượt được nhắc lại trong nước mắt, trong tiếng nấc của một bà lão hơn 80 và một ông lão hơn 70. Bà lập gia đình với ông ngoại, là một Việt Minh sừng sỏ của thời bấy giờ, trong lúc ông Sáu chỉ là một cậu bé hơn 10 tuổi. Dì Hai, Dì Ba, má mình, Dì Năm, Cậu Sáu, Cậu Bảy & Dì Út lần lượt ra đời. Bà một mình nuôi con để chồng đi làm cách mạng... Thỉnh thoảng, ông ngoại về thăm nhà, bị lính Bảy Viễn lùng sục, ông chạy qua nhà ông Sáu trú trong hầm bí ẩn. Cái hầm coi vậy mà đã tồn tại hơn 40 năm, thi thoảng... mấy đứa nhỏ tụi mình chơi cút bắt lại leo xuống đó trốn.
Một lần, trên đường về nhà thăm vợ con thì ông ngoại bị địch bắn chết ngoài đồng trống, ông Sáu cùng bà hớt hơ hớt hải chạy ra đồng kiếm xác chồng. Hai chị em phải chờ trời tối mới dám mang xác ông ngoại về nhà & chôn cất sau vườn bằng nấm mộ không dám đề tên. Sau này giải phóng, hài cốt của ông ngoại mới được mang vào nghĩa trang liệt sĩ để Tổ Quốc ghi công.
Cũng may, ông Sáu chân bị tật nên không bị bắt lính. Từ đó, hai gia đình cứ nương tựa nhau mà sống. Nhà nào có đám, nhà kia cũng cử hết thành viên của gia đình mình qua phụ... Nên vì thế, con cái trong gia đình cũng trở thành thân thiết tự lúc nào. Chỉ có thế hệ thứ 3, là cỡ tụi mình trở xuống... là chơi thân với nhau rồi đánh nhau chí choé. Nên đứa nào cũng bị ăn đòn tơi tả, chắc có lẽ vì cái tội "dám làm phá vỡ tình thân của 2 gia đình hồi xưa tới giờ".
Ấy vậy mà giờ sắp phải chia tay. Bà mình nói trong nước mắt: "Tôi có còn sống được bao nhiêu lâu nữa đâu, đâu có ngờ mình phải dọn nhà. Mà bây giờ ở trong thế kẹt này, phải dọn đi. Chứ tôi cũng xót lắm chứ chú Sáu!". Còn ông Sáu thì ràn rụa " Chẳng biết em sẽ chết trước chị hay chị đi trước em, nhưng mà thế nào đi nữa, chị có bề gì thì em cũng là người biết sau. Chị còn ở đây thì em mới lo cho chị được...."
Tiếng nấc của người già lúc nào cũng thảm hơn tiếng nấc của người trẻ. Người càng già thì càng cô đơn... vì thế, mất một mối quan hệ tình thân ruột thịt, như là một nhát cắt vào tim của họ....
Dắt xe đi làm mà chân mình cảm thấy nằng nặng. Tự nhủ: Uh, 30 năm mà còn lưu luyến thế, huống hồ gì hơn 80 năm.....
Dọn nhà, đâu phải sợ cực nhọc vì dọn.... mà cái khiến mình nằng nặng mấy hôm nay, đó là cái cảm giác phải xa nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ngày xưa còn những dòng sông, nơi cây bần ổi thỉnh thoảng trái rụng như nhát ma bọn trẻ nhỏ, nơi có hàng cây mắm ai cũng đồn có con ma "vú dài", nơi những hàng dừa mà người lớn ngày xưa nói ban đêm thỉnh thoảng gặp thằng Tây đầu máu me bị bắn chết đang ngồi hút thuốc.... Dù, mọi thứ đã qua lâu lắm rồi, đường sá giờ đô thị hoá nhanh chóng. Nhưng được ở trên mảnh đất này, thì ký ức của ngày xưa vẫn luôn là một phần máu thịt, vẫn chảy trong huyết quản hằng ngày.